Áp xe chân răng là một dạng nhiễm trùng, xuất hiện do bệnh lý sâu răng, viêm nướu… không được điều trị dứt điểm. Vậy cụ thể, áp xe chân răng có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào hiệu quả? Bạn hãy cùng bác sĩ Nha khoa Paris tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây!
Khi bệnh lý sâu răng, viêm nướu… không được khắc phục kịp thời, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy, thậm chí dẫn đến tình trạng chết tủy. Lúc này, mủ sẽ xuất hiện tại các gốc rễ của xương hàm, gây đau nhức – khó chịu. Trong nha khoa, hiện tượng này được gọi là áp xe răng (tên gọi tắt là apxe răng). Vậy áp xe răng có nguy hiểm không?
Áp xe răng có nguy hiểm không
Trên thực tế, hiện tượng áp xe chân răng vô cùng nguy hiểm. Nếu người bệnh chủ quan, không có phác đồ điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến và gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như sau:
Áp xe răng có thể biến chứng gây áp xe ngoài mặt, cụ thể là áp xe má, áp xe vùng hàm… Tình trạng này vô cùng nghiêm trọng, đe dọa không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Áp xe chân răng có nguy hiểm không? Câu trả lời là có bởi vi khuẩn áp xe răng có thể lây qua đường máu, gây nhiễm trùng xoang hàm, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh áp xe răng là áp xe não. Khi vi khuẩn từ vùng áp xe răng lây lan đến não thông qua đường máu sẽ gây hiện tượng hôn mê ở người bệnh. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc.
Áp xe chân răng có thể biến chứng thành áp xe não vô cùng nguy hiểm
Áp xe chân răng tưởng chừng đơn giản nhưng biến chứng của nó lại không đơn giản chút nào. Theo các chuyên gia nha khoa, vi khuẩn từ 1 áp xe răng có thể tấn công xuống vùng lưỡi, vùng hàm, dưới phổi… gây tắc nghẽn đường hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã tìm ra lời giải đáp cho vấn đề: Áp xe chân răng có nguy hiểm không? Tốt nhất, bạn không nên chủ quan với hiện tượng này, khi có dấu hiệu áp xe răng, hãy tới ngay cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và đưa ra cho bạn phương pháp điều trị tối ưu.
Ngoài vấn đề: Áp xe chân răng có nguy hiểm không, nhiều khách hàng còn băn khoăn: Điều trị áp xe chân răng như thế nào? Trên thực tế, để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định mức độ áp xe răng. Sau đó, dựa vào kết quả kiểm tra, sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
➥ Chỉ định dùng thuốc:
Nếu nhiễm trùng lan rộng tới các khu vực khác, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, do đó đây sẽ là giải pháp tối ưu với trường hợp áp xe răng ở giai đoạn nhẹ.
Áp xe răng giai đoạn nhẹ có thể dùng thuốc để điều trị
➥ Thực hiện điều trị tủy răng:
Thao tác này giúp loại bỏ viêm nhiễm và bảo toàn răng thật một cách tối đa. Sau khi nha sĩ loại bỏ phần tủy răng hư hại, các lỗ hổng sau đó sẽ được trám lại hoặc bọc sứ để khôi phục chức năng răng một cách hoàn hảo.
➥ Nhổ răng:
Nếu ổ áp xe quá lớn, không thể điều trị được bằng thuốc hay kỹ thuật hàn trám răng thì lúc này nha sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ răng để tránh gây ảnh hưởng tới các răng kế cận.
>>> Như vậy, tùy vào mức độ bệnh lý mà cách điều trị áp xe răng sẽ có sự khác nhau. Để biết mình nên áp dụng phương pháp điều trị nào, bạn hãy mạnh dạn mô tả tình trạng bệnh với chuyên gia bằng cách để lại comment bên dưới bài viết để được tư vấn phác đồ điều trị hợp lý nhất.
➥ Đối với điều trị tủy
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Chốt tủy kim loại | 1 răng | 500.000 |
Chốt không kim loại mức 1 | 1 răng | 2.000.000 |
Hỗ trợ điều trị tủy răng 1 chân( răng 1,2,3) | 1 răng | 600.000 |
Hỗ trợ điều trị tủy răng 2 chân ( răng 4, 5) | 1 răng | 800.000 |
Hỗ trợ điều trị tủy răng nhiều chân (răng 6,7) | 1 răng | 1.500.000 |
Hỗ trợ điều trị tủy lại (1 chân – nhiều chân) mức 1 | 1 răng | 1.500.000 |
Hỗ trợ điều trị tủy lại (1 chân – nhiều chân) mức 2 | 1 răng | 2.000.000 |
Phẫu thuật cắt chóp răng | 1 răng | 3.000.000 |
➥ Đối với nhổ răng bị áp xe
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Rạch lợi trùm | 1 răng | 700.000 |
Nhổ răng sữa | 1 răng | 100.000 |
Nhổ chân răng, răng một chân | 1 răng | 500.000 |
Nhổ chân răng, răng nhiều chân | 1 răng | 700.000 |
Nhổ răng hàm nhỏ, lớn (4,5,6,7) | 1 răng | 1.000.000 |
Nhổ răng khôn mọc thẳng | 1 răng | 1.500.000 |
Nhổ răng khôn mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 1 | 1 răng | 2.000.000 |
Nhổ răng khôn mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 2 (mọc ngầm) | 1 răng | 3.000.000 |
Nhổ răng khôn mọc ngầm (Tiểu phẫu ca khó) mức 3 (mọc ngầm, + chân khó) | 1 răng | 5.000.000 |
Trên đây là những thông tin cụ thể giải đáp vấn đề: Áp xe chân răng có nguy hiểm không? Nếu muốn tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900.6900 để được gọi lại và hỗ trợ sớm nhất!
Khi cơn đau do sâu răng hoành hành làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn nhưng chưa thể đến nha khoa để khắc phục. Lúc này hãy nhanh chóng sử dụng cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả sau đây để khắc phục nhé. 1/ Tổng hợp các cách chữa sâu ...
Đôi khi trong một số ca chỉnh nha bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu đặt thun tách kẽ trước khi gắn mắc cài. Vậy cụ thể đặt thun tách kẽ có tác dụng gì? Kỹ thuật thực hiện như thế nào? Phải đặt trong bao lâu? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới ...
Hiện nay tại các phòng khám nha khoa đang có 3 phương pháp chính để khắc phục tình trạng răng thưa là trám, niềng và bọc sứ. Vậy răng thưa nên trám, bọc sứ hay niềng là tốt và hiệu quả nhất. Tham khảo kỹ hơn tại bài viết dưới đây 1/ Răng thưa khi ...
Abutment Implant là gì đó là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng giúp chiếc răng giả được hoàn chỉnh hơn. Nhưng ít ai có thể biết abutmen có những dạng khớp nối nào? Chi phí bao nhiêu tiền? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây: 1/ ...
Răng bị thưa là tình trạng bề mặt răng trên các cung hàm mọc xa nhau hoặc bị thiếu răng. Khoảng cách này nằm xa nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt ăn uống và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, nguyên nhân này cần phải được điều trị để cải ...
1/ Nâng khớp cắn là gì? Có tác dụng gì? Nâng khớp cắn là một phương pháp sử dụng khí cụ tháo lắp hoặc cố định gắn lên vòm miệng, lên răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa. Phương pháp này được thực hiện song song với quá trình niềng răng bằng mắc ...