Đôi khi trong một số ca chỉnh nha bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu đặt thun tách kẽ trước khi gắn mắc cài. Vậy cụ thể đặt thun tách kẽ có tác dụng gì? Kỹ thuật thực hiện như thế nào? Phải đặt trong bao lâu? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây
Thun tách kẽ được thiết kế và cấu tạo hình tròn giống như những chiếc dây chun thông thường mà ta thấy hằng ngày (có thể kích thước sẽ to hơn chút). Chúng được sử dụng để đặt vào vị trí giữa các răng hàm nhằm nới rộng khoảng cách của những chiếc răng này.
Việc nới rộng khoảng cách răng hàm bằng thun tách kẽ nhằm mục đích có khoảng trống để bác sĩ gắn khâu niềng răng và tạo không gian để răng dịch chuyển khi đặt hệ thống mắc cài. Những vị trí răng thường được đặt thun bao gồm giữa răng số 5 và 6 hoặc giữa 6 và 7.
Kỹ thuật gắn thun tách kẽ răng thực ra không hề phức tạp và yêu câu kỹ thuật cao, bạn có thể tham khảo phương pháp thực hiện như sau
Chắc hẳn khi nhìn thấy quy trình gắn thun như trên bạn sẽ thắc mắc không biết liệu đặt thun tách kẽ có đau không? Chúng tôi sẽ mô tả cảm giác này cho bạn chi tiết như sau
Đây có lẽ là giai đoạn khiến bạn nếu tưởng tượng sẽ thấy khá thốn và nghĩ rằng nó sẽ rất đau. Tuy nhiên nó sẽ không tới mức đau quá như vậy đâu (trừ trường hợp xương, chân răng bạn đang gặp vấn đề). Nó sẽ giống như việc bây giờ bạn lấy 1 que tăm rồi nhét vào khe răng đó, chỉ là cảm giác răng bị đẩy đi 1 chút thôi.
Đau nhức trong giai đoạn này chắc chắn sẽ xảy ra, tuy nhiên nó sẽ chỉ tồn tại trong một vài ngày rồi sẽ biến mất. Thay vào đó, trong suốt thời gian đeo thun tách kẽ bạn sẽ cảm thấy tương đối khó chịu vì cảm giác cộm cộm, vướng vướng do chiếc thun đem lại.
Thời gian trung bình để đeo thun tách kẽ cho tới khi đạt yêu cầu để niềng răng là khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên thời gian này có thể sẽ lâu hơn tùy cơ địa của từng người và một số trường hợp không mong muốn khác.
Mặc dù chưa chính thức niềng răng nhưng kể từ khi đưa chiếc thun vào khe răng thì bạn chắc chắn đã phải chú ý hơn tới chế độ ăn uống của mình rồi đó. Vậy gắn thun tách kẽ nên ăn gì là tốt nhất?
Trong quá trình sử dụng sản phẩm này chúng tôi cũng ghi nhận được nhiều trường hợp thun tách kẽ bị rơi hoặc đứt. Thậm chí nhiều trường hợp thun bị rơi ra mà không hay biết cho tới khi lỡ nuốt vào bụng.
Bạn hãy yên tâm rằng, thun tách kẽ thường được làm bằng vật liệu không gây hại cho cơ thể nên nó sẽ nhanh chóng được đào thải ra ngoài. Điều bạn cần làm nếu không may bị đứt hoặc rớt thun tách kẽ là đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Điều này để đảm bảo thun mới được gắn lại ngay, không làm ảnh hưởng tới tiến độ của cả quá trình niềng răng.
Do vậy, để hạn chế tình trạng đứt, rớt thun tách kẽ răng thì ngoài việc ăn uống bạn cũng nên chú ý hơn trong quá trình vệ sinh răng miệng như sau
Hi vọng qua bài viết về thun tách kẽ răng trên đây, tinnhakhoa.net đã cung cấp được cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích nhất. Mọi câu hỏi còn thắc mắc vui lòng bình luận phía dưới bài viết.
Khi cơn đau do sâu răng hoành hành làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn nhưng chưa thể đến nha khoa để khắc phục. Lúc này hãy nhanh chóng sử dụng cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả sau đây để khắc phục nhé. 1/ Tổng hợp các cách chữa sâu ...
Hiện nay tại các phòng khám nha khoa đang có 3 phương pháp chính để khắc phục tình trạng răng thưa là trám, niềng và bọc sứ. Vậy răng thưa nên trám, bọc sứ hay niềng là tốt và hiệu quả nhất. Tham khảo kỹ hơn tại bài viết dưới đây 1/ Răng thưa khi ...
Abutment Implant là gì đó là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng giúp chiếc răng giả được hoàn chỉnh hơn. Nhưng ít ai có thể biết abutmen có những dạng khớp nối nào? Chi phí bao nhiêu tiền? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây: 1/ ...
Răng bị thưa là tình trạng bề mặt răng trên các cung hàm mọc xa nhau hoặc bị thiếu răng. Khoảng cách này nằm xa nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt ăn uống và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, nguyên nhân này cần phải được điều trị để cải ...
1/ Nâng khớp cắn là gì? Có tác dụng gì? Nâng khớp cắn là một phương pháp sử dụng khí cụ tháo lắp hoặc cố định gắn lên vòm miệng, lên răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa. Phương pháp này được thực hiện song song với quá trình niềng răng bằng mắc ...
Tiêu xương ổ răng là một trong những biến chứng nguy hiểm của những người mất răng. Nếu không được giải quyết triệt để sẽ đem đến những hệ lụy không hề nhỏ cho người gặp phải. Vậy nguyên nhân lên tình trạng là gì? Cách khắc phục và điều trị khi phải là ...