Răng hàm có thay không và 2 thông tin quan trọng không thể bỏ qua!

1/ Răng hàm có thay không?

 Răng hàm (bao gồm răng số 4, 5, 6, 7, 8) là nhóm răng có chức năng ăn nhai chính của con người. Ở giai đoạn 6-7 tuổi bé bắt đầu gãy những chiếc răng sữa đầu tiên để thay thế bằng răng vĩnh viễn cứng chắc hơn. Tuy nhiên, răng hàm có thay không là vấn đề còn rất nhiều ông bố, bà mẹ thắc mắc.

Đối với câu hỏi này, có hai trường hợp như sau:

  • Răng hàm có thay: răng số 4, 5

Răng hàm có thay đó là khi bé đang ở giai đoạn 10-11 tuổi, răng vĩnh viễn số 4, 5 đã phát triển khiến răng sữa lung lay để nhường vị trí cho răng mới. Lúc này, cha mẹ không nên tự ý nhổ răng tại nhà cho bé mà cần đưa đến cơ sở nha khoa uy tín, tránh trường hợp biến chứng sau khi nhổ răng như: chảy máu nhiều, nhiễm trùng, không nhổ được hết chân răng gây mọc lẫy.

Một số phụ huynh còn thắc mắc rằng trẻ thay răng sữa mấy lần thì câu trả lời là trẻ chỉ thay răng sữa một lần duy nhất. Do đó, khi răng sữa số 4, 5 đã được thay đây là răng vĩnh viễn cần được giữ nguyên.

Răng hàm có thay không tùy thuộc vào loại răng và độ tuổi của bé

Răng hàm có thay không tùy thuộc vào loại răng và độ tuổi của bé

  • Răng hàm không thay: răng số 6, 7, 8

Răng hàm số 6, 7, 8 được mọc vào khoảng 13 tuổi trở đi. Bản thân ba chiếc răng này sinh ra đã là răng vĩnh viễn nên cha mẹ không cần thay răng cho con. Trong đó, răng số 6, 7 là răng hàm có vai trò quan trọng nhất, giúp bé nghiền thức ăn dễ dàng hơn.

2/ Nên làm gì trong thời kỳ thay răng hàm?

Việc không chú trọng vào vệ sinh răng miệng ngay từ khi thay răng hàm khiến răng sau này bị xô lệch, tiềm ẩn nguy cơ sâu răng và bệnh răng miệng rất cao. Ngoài quan tâm về vấn đề răng hàm có thay không, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến những cách chăm sóc răng miệng cho trẻ dưới đây:

♦ Thường xuyên nhắc nhở bé đánh răng ít nhất hai lần một ngày. Giám sát và giúp đỡ con khi cần thiết. Nên tập trung nhiều vào răng hàm bởi đây là những chiếc răng nằm sâu bên trong hàm, rất khó vệ sinh.

♦ Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm tre thông thường.

♦ Hạn chế ăn uống trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ – đặc biệt là đồ ăn và đồ uống có đường như kẹo và nước giải khát.

Hạn chế ăn đồ ăn vặt là cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Hạn chế ăn đồ ăn vặt là cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

♦ Lên kế hoạch đến phòng khám nha khoa thường xuyên cho con bạn để kiểm tra tình trạng răng miệng. Bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín an tâm thay răng hàm cho bé.

♦ Hãy hỏi nha sĩ về việc sử dụng phương pháp điều trị bằng flo và hàn răng để giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ.

Khi còn nhỏ, những loại bánh kẹo, đồ ăn vặt luôn hấp dẫn những đứa trẻ khiến răng thường bị sâu và ảnh hưởng đến quá trình hình thành răng mới. Bạn đừng cho rằng đợi đến khi trẻ thay răng vĩnh viễn chăm sóc vẫn còn kịp bởi răng sữa có vai trò định hình vị trí mọc của răng mới.  Với sự chăm sóc đúng cách, bạn sẽ giúp răng vĩnh viễn của trẻ khỏe mạnh suốt đời.

3/ Trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng hàm?

Sau khi bé đã thay hết răng, cha mẹ cần phải giữ gìn và chăm sóc răng bé cẩn thận để giữ hàm răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, khi bé đã không còn cơ hội thay răng vĩnh viễn lần hai thì bắt buộc phải nhổ bỏ:

♦    Bé bị sâu răng nghiêm trọng đã ăn vào tủy không có cách giải quyết nào tốt hơn là nhổ bỏ. Bởi nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây đau đớn và lây lan sang những răng bên cạnh.

♦    Răng bị hoại tử tủy ở những giai đoạn cuối mà không thể điều trị nội nha được.

Răng hàm có vai trò rất lớn trong việc ăn nhai nhưng có một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng hàm.

Răng hàm có vai trò rất lớn trong việc ăn nhai nhưng có một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng hàm.

♦    Bệnh nha chu trầm trọng cũng khiến bác sĩ phải đưa ra chỉ định nhổ răng trước khi điều trị tình trạng bệnh lý

♦    Răng số 8 (răng khôn) mọc ngầm, mọc lệch khiến sâu răng, viêm nướu, xô lệch răng số 7 cũng nên loại bỏ bởi chiếc răng này đa phần  không có vai trò lớn đối với răng miệng.

♦    Trong những trường hợp răng bị chấn thương do tai nạn, khiến cho răng bị vỡ và bị gãy nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nên nhổ bỏ phần chân răng còn lại để làm phục hình nha khoa.

♦   Bệnh nhân bị gãy xương hàm, và răng nằm trong vùng này thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.

Trên đây là những thông tin cần thiết về thắc mắc răng hàm có thay không. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc vui lòng liên hệ theo số HOTLINE 1900.6900, các bác sĩ nha khoa sẵn sàng tư vấn bạn bất cứ lúc nào!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
5 Cách chữa sâu răng tại nhà Đơn giản, Hiệu Quả và Nhanh Nhất

5 Cách chữa sâu răng tại nhà Đơn giản, Hiệu Quả và Nhanh Nhất

Khi cơn đau do sâu răng hoành hành làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn nhưng chưa thể đến nha khoa để khắc phục. Lúc này hãy nhanh chóng sử dụng cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả sau đây để khắc phục nhé. 1/ Tổng hợp các cách chữa sâu ...

Đặt thun tách kẽ răng có tác dụng gì? Có đau không? Gắn trong bao lâu?

Đặt thun tách kẽ răng có tác dụng gì? Có đau không? Gắn trong bao lâu?

Đôi khi trong một số ca chỉnh nha bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu đặt thun tách kẽ trước khi gắn mắc cài. Vậy cụ thể đặt thun tách kẽ có tác dụng gì? Kỹ thuật thực hiện như thế nào? Phải đặt trong bao lâu? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới ...

Răng thưa nên trám, niềng hay bọc sứ là Tốt Nhất?

Răng thưa nên trám, niềng hay bọc sứ là Tốt Nhất?

Hiện nay tại các phòng khám nha khoa đang có 3 phương pháp chính để khắc phục tình trạng răng thưa là trám, niềng và bọc sứ. Vậy răng thưa nên trám, bọc sứ hay niềng là tốt và hiệu quả nhất. Tham khảo kỹ hơn tại bài viết dưới đây 1/ Răng thưa khi ...

Abutment Implant là gì?Có những loại nào?Chi phí bao nhiêu?

Abutment Implant là gì?Có những loại nào?Chi phí bao nhiêu?

Abutment Implant là gì đó là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng giúp chiếc răng giả được hoàn chỉnh hơn. Nhưng ít ai có thể biết abutmen có những dạng khớp nối nào? Chi phí bao nhiêu tiền? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây: 1/ ...

Răng bị thưa nguyên nhân từ đâu? Cách khắc phục thế nào?

Răng bị thưa nguyên nhân từ đâu? Cách khắc phục thế nào?

Răng bị thưa là tình trạng bề mặt răng trên các cung hàm mọc xa nhau hoặc bị thiếu răng. Khoảng cách này nằm xa nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt ăn uống và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, nguyên nhân này cần phải được điều trị để cải ...

Nâng khớp cắn trong chỉnh nha là gì? Mất bao lâu? Làm thế nào?

Nâng khớp cắn trong chỉnh nha là gì? Mất bao lâu? Làm thế nào?

  1/ Nâng khớp cắn là gì? Có tác dụng gì? Nâng khớp cắn là một phương pháp sử dụng khí cụ tháo lắp hoặc cố định gắn lên vòm miệng, lên răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa. Phương pháp này được thực hiện song song với quá trình niềng răng bằng mắc ...