Răng mọc trên nướu là hiện tượng răng mọc lệch ra khỏi cung hàm, cao hơn hẳn so với những răng còn lại. Tại sao răng mọc ngược trên lợi, khắc phục ra sao?
Răng mọc trên nướu là hiện tượng răng mọc lệch ra khỏi cung hàm, cao hơn hẳn so với những răng còn lại. Thông thường, hiện tượng này thường xảy ra đối với răng nanh, hay còn gọi là răng khểnh, răng số 3.
Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra răng mọc trên nướu, đó là:
Răng sữa bắt đầu mọc giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên có vai trò giúp bé ăn nhai những thức ăn mềm và định hình răng vĩnh viễn về sau.
Thông thường, thời gian thay răng nanh sữa là từ 10-12 tuổi, nếu chiếc răng nanh sữa rụng trước hoặc sau thời điểm này, các răng vĩnh viễn có thể mọc chen lấn vị trí của nhau báo hiệu nguy cơ răng nanh sẽ mọc thành răng khểnh.
Sở dĩ, răng nanh có nguy cơ mọc trên nướu nhiều nhất bởi chúng là chiếc răng thay cuối cùng trên cung hàm (ngoại trừ răng số 8) nên sẽ bị các răng khác “chiếm vị trí” mà không thể mọc thẳng bình thường.
Răng mọc trên nướu do đâu?
Khoa học đã chứng minh, hàm răng là tính trạng dễ di truyền nhất. Nếu gia đình có cha mẹ hay ông bà có răng khểnh thì khả năng cao con cũng sẽ có răng khểnh.
Một nguyên nhân khác khiến răng mọc trên nướu đó là do nhiều tật xấu từ bé như mút ngón tay, đẩy lưỡi, nghiến răng… khiến cung hàm hàm nhỏ hẹp xô, không đủ vị trí cho răng mọc và làm xô lệch hàm răng.
Có một số trường hợp đặc biệt đến 30 tuổi vẫn chưa thay răng sữa bởi răng vĩnh viễn quá to, hoặc không mọc theo “lập trình” có sẵn của răng sữa mà tự tìm đường mọc riêng gây hiện tượng chen chúc răng và răng mọc trên nướu.
Người ta dễ bị thu hút bởi những cô nàng có một chiếc răng khểnh nhỏ xinh bởi nụ cười duyên dáng, tươi trẻ. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, răng mọc trên còn gây ra một số tác hại không ngờ đối với “khổ chủ”:
Không phải ai cũng có may mắn sở hữu hàm răng đều tăm tắp hay một chiếc răng khểnh duyên dáng. Có quá nhiều răng mọc trên nướu, răng mọc lệch lạc, răng khểnh thô sẽ trở thành “thảm họa” khiến một số người rất vô cùng tự ti, không dám thể hiện mình trước đám đông và điều này sẽ bỏ lỡ vô vàn cơ hội đến với họ.
Răng mọc trên nướu gây ra những bệnh răng miệng như: loét miệng, sâu răng,…
Răng mọc ngược trên lợi là nơi dễ bị mắc kẹt thức ăn nhất bởi chúng tạo ra khe hở lớn so với những còn lại. Nếu thức ăn lâu ngay không được lấy ra sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển, có thể gây ra một số hiện tượng như: hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng,…
Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ có phương pháp khắc phục triệt để nhất. Bạn có thể tham khảo trước 3 cách khắc phục răng mọc trên nướu dưới đây.
Răng khểnh tuy gây ra những bất tiện cho bạn nhưng các bác sĩ khuyến cáo nên giữ lại để hỗ trợ ăn nhai và nâng đỡ cơ mặt, giúp khuôn mặt hoàn thiện và cân đối hơn. Hầu hết các răng này sẽ được hỗ trợ bằng phương pháp niềng răng. Các bác sĩ sẽ tính toán lộ trình điều trị phù hợp để bạn có thể kéo răng trở về đúng vị trí mà không phải nhổ răng.
Răng mọc trên nướu vẫn có thể giữ lại bằng phương pháp niềng răng thẩm mỹ.
Thời gian niềng răng theo phương pháp này sẽ kéo dài từ 1-2 năm tùy vào tình trạng răng và xương hàm của bạn.
Xem thêm: Niềng răng có cần phải nhổ răng không? Nhổ răng nào & Mấy cái?
Nếu như răng của bạn thuộc những trường hợp sau thì bắt buộc phải nhổ bỏ rồi mới có thể niềng:
➽ Răng quá lệch lạc khiến miệng không thể khép hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai và hoạt động của cung hàm, nếu không thể khắc phục được thì nên nhổ bỏ.
➽ Răng bị sâu, gãy vỡ quá nhiều, răng mọc tạo thành rãnh, xuất hiện các kẽ hở dễ gây mắc thức ăn, cản trở quá trình vệ sinh răng miệng,… lúc này sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ mà có thể khắc phục hoặc nhổ răng.
➽ Răng mọc trên nướu khiến nướu sưng viêm, đau nhức nhiều, đặc biệt viêm chân răng, chóp răng, hoại tử tủy,… có thể khiến răng bị lung lay, nếu không điều trị được nên nhổ răng.
Sau khi nhổ chiếc răng này sẽ để lại mộ khoảng trống nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp niềng răng để kéo răng khít lại nhưng vẫn đảm bảo chuẩn khớp cắn và thẩm mỹ cho bạn.
Nếu bạn ngại niềng răng sẽ mất nhiều thời gian và không thẩm mỹ có thể nghĩ ngay đến phương pháp phẫu thuật chỉnh nha. Đây là phương pháp pháp cắt rời đoạn xương và răng sai lệch để đưa về vị trí mới, sau đó sẽ cố định lại bằng nẹp vít nha khoa chuyên dụng.
Nếu bạn đang sở hữu những chiếc răng mọc trên nướu kém duyên và muốn khắc phục chúng ngay lập tức, hãy liên hệ với tinnhakhoa.net theo số hotline 1900.6900 hoặc để lại bình luận xuống dưới để được tư vấn miễn phí!
1/ Răng mọc lệch là gì? Có mấy kiểu mọc lệch? Răng mọc lệch là tình trạng mà hướng mọc hoặc vị trí mọc của răng không đúng với tiêu chuẩn của một hàm răng chuẩn. Theo đó mà tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào: hàm trên, hàm ...
Răng khôn mọc lệch thường đem đến những phiền toái không đáng có cho người mắc phải. Vì răng khôn là răng số 8 được mọc khi toàn bộ hàm đã ổn định không còn đủ chỗ . Do vậy chiếc răng này luôn tìm mọi cách để ngoi lên. Vậy hôm nay tinnhakhoa.net sẽ ...
Răng số 7 là chiếc răng đóng vai trò quan trọng hàng đầu của mỗi con người. Nhưng không phải ai cũng biết răng số 7 nằm ở vị trí nào, có chức năng gì và khi răng hỏng có thể nhổ đi và trồng lại không? Tin nha khoa sẽ được giải đáp trong ...
Răng số 5 là một trong những nhóm răng quan trọng trên khuôn hàm. Tuy nhiên, trong những trường hợp bất khả kháng, bác sĩ nha khoa vẫn cần tiến hành nhổ bỏ chiếc răng này. Vậy những trường hợp nào cần nhổ răng số 5 và việc ...
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, con của tôi năm nay 7 tuổi nhưng chưa thấy gãy răng mà đang có hiện tượng mọc răng mới vào phía bên trong nhìn như dị dạng vậy. Bác sĩ cho tôi hỏi tại sao răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc và tôi phải làm gì ...
Mọc răng và thay răng là hiện tượng tự nhiên ai cũng phải trải qua. Có một số trường hợp trẻ mọc răng quá sớm hoặc quá muộn khiến cha mẹ không biết bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng. Dưới đây là câu trả lời chính xác nhất cho bạn 1/ Bao nhiêu tuổi ...