Răng số 6 nằm ở vị trí nào? Có nên nhổ không? Bị mất sớm thì sao?

Hầu hết chúng ta đều nghe tới răng hàm, răng cửa, răng nanh mà ít ai để ý đến cái tên khoa học của các răng. Hôm nay, hãy cùng tinnhakhoa.net đi tìm hiểu răng số 6 là răng nào, có mấy chân và có nhổ được không?

1- Răng số 6 là răng nào, mọc khi nào?

Răng số 6 còn được gọi là răng cấm, răng cối hay răng hàm, răng hàm thứ nhất. Nó mọc sau cùng trong quá trình phát triển răng sữa ở trẻ em. Răng sữa số 6 mọc khi trẻ bắt đầu được 6 – 7 tuổi.

Răng số 6 là răng hàm thứ nhất

Răng số 6 mọc ở trong cùng của hàm, có chức năng nghiền nát thức ăn, hỗ trợ phát âm khi trẻ bắt đầu học nói. Sở dĩ được gị là răng cấm vì nó là điểm tựa để răng vĩnh viễn không bị mọc lệch. Do đó bảo tồn chiếc răng này là điều cần thiết ngay khi trẻ mọc răng.

2- Răng số 6 hàm trên/ dưới có mấy chân?

  • Đối với hàm dưới

Kích thước cung hàm dưới nhỏ, nhưng vì đảm nhận vai trò nghiền nát, phải chịu áp lựa lớn nên răng số 6 hàm dưới có 2 chân.

  • Đối với hàm trên

Ngược lại, khung hàm trên thường lớn hơn, nên răng hàm số 6 có 3 chân.

Răng số 6 có mấy ổng tủy?  Số lượng ít nhất của răng hàm số 6 là 3 ống tủy và có thể lên tới 5 ống tủy.

Răng số 6 có từ 3 - 5 ổng tủy

Răng số 6 có từ 3 – 5 ổng tủy

3- Răng số 6 có thay không?

Nhiều người nghĩ răng cấm là khi mọc rồi sẽ không rụng nữa. Nhưng nếu răng số 6 là răng sữa thì khi tới tuổi cần thay răng nó vẫn sẽ tiêu biến để mọc răng vĩnh viễn. Bởi bản chất răng sữa khá mềm không thể đảm nhận sức ăn lớn khi tới tuổi trường thành.

Mỗi chiếc răng đều có thời gian quy định để thay răng và răng số 6 cũng vậy. Cụ thể, bạn hãy tham khảo trình tự thay răng sữa như sau:

– Hàm dưới: 9 – 10 tuổi.

– Hàm trên: 11 – 12 tuối.

Lịch thay răng sữa ở trẻ em Lịch thay răng sữa ở trẻ em

4- Răng số 6 bị sâu, bị lung lay có nhổ được không?

Bảo tồn răng luôn là nguyên tắc số 1 trong điều trị nha khoa. Nhưng khi bắt buộc phải nhổ bỏ thì cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên nghiệp.

Răng số 6 bị sâu không phải lúc nào cũng cần nhổ. Nếu răng chỉ mới sâu nhẹ, tỷ lệ vỡ mẻ ít thì có thể sử dụng biện pháp trám răng bằng vật liệu nha khoa composite, amalgam. Khi sâu răng bắt đầu chớm vào tủy thì bọc răng là cách tốt nhất.

Răng bị lung lay nhẹ do va chạm thì bạn có thể tới nha khoa làm phẫu thuật khít nướu để giữ chắc chân răng. Còn trường hợp do bệnh lý về nướu khiên lợi lỏng lẻo không ôm sát khiên răng lung lay thì cần tiến hành lấy cao răng và uống thuốc kháng sinh, kháng viêm tại nhà.

Nhổ răng số 6 bị sâu, bị lung lay khi bệnh lý tiến triển nặng, nha sĩ không thể nào bảo tồn răng.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhổ răng cấm đã không còn nguy hiểm như trước. Nha sĩ tách vạt nướu và sử dụng công nghệ siêu âm Piezotome để làm lung lay chân răng. Với những chiếc răng cấm – loại răng nhiều chân thì cần chia nhỏ chân răng trước khi dùng kìm nha khoa nhổ ra ngoài. Trong quá trình nhổ, nha sĩ sẽ gây tê cho bệnh nhân nên nhổ răng hàm hiện hoàn toàn không bị đau đớn gì cả.

5/ Hậu quả của mất răng số 6 sớm

Vì đóng vai trò rất quan trọng nên khi mất đi, chúng không chỉ làm bạn ảnh hưởng một chút đến ăn nhai mà tàn phá sức khỏe của bạn nghiêm trọng.

➤ Ăn nhai khó khăn

Răng số 6 đóng vai trò là “chìa khóa” của khớp cắn, đóng vai trò ăn nhai chính. Khi mất đi, sẽ là một thiếu sót rất lớn mà các ăn khác không thể làm tốt bằng. Trong trường hợp mất một răng, việc nhai thức ăn quá nhiều phía còn lại có thể khiến bạn mỏi hàm và mất cân đối mặt.

➤ Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Mất răng số 6 ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bạn. Khi thức ăn không được nghiền nhỏ và nuốt xuống bụng, lâu ngày sẽ dẫn đến đau dạ dày, đại trạng,…Ngoài ra, thức ăn không được tiêu hóa đúng cách khiến bạn không thể hấp thụ vào cơ thể gây suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi.

Thức ăn không được nghiền nát là nguyên nhân gây đau dạ dày.

Thức ăn không được nghiền nát là nguyên nhân gây đau dạ dày.

➤ Dễ mắc các bệnh răng miệng

Mất răng hàm số 6 sẽ tạo ra khoảng trống khiến thức ăn dễ bị giắt. Đây là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như: Viêm nướu, sâu răng…

➤ Xô lệch hàm

Răng số 6 mọc ra để “định vị” các răng bên cạnh. Khi mất đi chiếc răng này sẽ tạo ra một khoảng trống giữa hàm trên và hàm dưới. Theo thời gian, lực tác động khi ăn nhai sẽ khiến xuất hiện sự xô lệch các răng ở hàm nơi bị mất răng. Từ đó ảnh hưởng khuôn mặt, gây hóp má khiến bạn già đi trông thấy.

Mất răng số 6 gây xô lệch hàm nghiêm trọng

➤ Tiêu xương răng

Mất răng hàm lâu ngày cũng dẫn tới việc xương răng bị tiêu dần đi khiến các răng bên cạnh cũng trở nên lỏng lẻo, nguy hiểm hơn là gây ra sự biến dạng trên khuôn mặt.

6- Chi phí nhổ răng số 6 hết bao nhiêu?

Chính vì tính chất quan trọng, vị trí khó thực hiện nên chi phí nhổ răng số 6 thường cao hơn răng cửa, răng nanh. Qua khảo sát tại các nha khoa uy tín hiện nay thì giá tiền nhổ răng cấm rơi vào khoảng 100.000 vnđ/1 răng (với răng sữa) và 700.000 vnđ/1 răng (với răng vĩnh viễn).

LƯU Ý:

– Với người trưởng thành thì mất răng số 6 đồng nghĩa mất vĩnh viễn một phần của bộ máy ăn nhai. Sau khi nhổ răng khoảng 2 tháng, bệnh nhân cần trồng răng số 6 bằng Implant để phòng ngừa hiện tượng tiêu xương hàm nguy cơ biến dạng khuôn mặt.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết được những thông tin tổng quát nhất về răng số 6. Chúc răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh để không phải nhổ bỏ đáng tiếc!

Nguồn bài viết được tham khảo từ: https://trongrangimplant.vn/rang-co-may-chan-may-ong-tuy.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
5 Cách chữa sâu răng tại nhà Đơn giản, Hiệu Quả và Nhanh Nhất

5 Cách chữa sâu răng tại nhà Đơn giản, Hiệu Quả và Nhanh Nhất

Khi cơn đau do sâu răng hoành hành làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn nhưng chưa thể đến nha khoa để khắc phục. Lúc này hãy nhanh chóng sử dụng cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả sau đây để khắc phục nhé. 1/ Tổng hợp các cách chữa sâu ...

Đặt thun tách kẽ răng có tác dụng gì? Có đau không? Gắn trong bao lâu?

Đặt thun tách kẽ răng có tác dụng gì? Có đau không? Gắn trong bao lâu?

Đôi khi trong một số ca chỉnh nha bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu đặt thun tách kẽ trước khi gắn mắc cài. Vậy cụ thể đặt thun tách kẽ có tác dụng gì? Kỹ thuật thực hiện như thế nào? Phải đặt trong bao lâu? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới ...

Răng thưa nên trám, niềng hay bọc sứ là Tốt Nhất?

Răng thưa nên trám, niềng hay bọc sứ là Tốt Nhất?

Hiện nay tại các phòng khám nha khoa đang có 3 phương pháp chính để khắc phục tình trạng răng thưa là trám, niềng và bọc sứ. Vậy răng thưa nên trám, bọc sứ hay niềng là tốt và hiệu quả nhất. Tham khảo kỹ hơn tại bài viết dưới đây 1/ Răng thưa khi ...

Abutment Implant là gì?Có những loại nào?Chi phí bao nhiêu?

Abutment Implant là gì?Có những loại nào?Chi phí bao nhiêu?

Abutment Implant là gì đó là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng giúp chiếc răng giả được hoàn chỉnh hơn. Nhưng ít ai có thể biết abutmen có những dạng khớp nối nào? Chi phí bao nhiêu tiền? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây: 1/ ...

Răng bị thưa nguyên nhân từ đâu? Cách khắc phục thế nào?

Răng bị thưa nguyên nhân từ đâu? Cách khắc phục thế nào?

Răng bị thưa là tình trạng bề mặt răng trên các cung hàm mọc xa nhau hoặc bị thiếu răng. Khoảng cách này nằm xa nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt ăn uống và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, nguyên nhân này cần phải được điều trị để cải ...

Nâng khớp cắn trong chỉnh nha là gì? Mất bao lâu? Làm thế nào?

Nâng khớp cắn trong chỉnh nha là gì? Mất bao lâu? Làm thế nào?

  1/ Nâng khớp cắn là gì? Có tác dụng gì? Nâng khớp cắn là một phương pháp sử dụng khí cụ tháo lắp hoặc cố định gắn lên vòm miệng, lên răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa. Phương pháp này được thực hiện song song với quá trình niềng răng bằng mắc ...