Răng của bé bị mủn hay xiết ăn răng là tình trạng không hiếm gặp đối với các bé đang ở độ tuổi mọc răng răng sữa. Thực chất răng của bị xiết ăn răng có phải là sâu răng không? Trước tiên bạn cần biết cách nhận biết triệu chứng bị xiết ăn răng để có cách điều trị tốt nhất cho bé.
Xiết ăn răng, răng bị mủn hay còn gọi sâu răng, là tình trạng răng bị tổn thương, men răng bị bào mòn do vi khuẩn gây bệnh tấn công. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi từ 4 – 8 tuổi.
Dấu hiệu răng sữa của bé bị mủn là gì?
Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị xiết ăn răng rất dễ nhận ra, bởi vì răng bị xiết thường có màu đen, mòn dần, lâu ngày sẽ làm cụt răng chỉ còn gốc cùn sát nướu răng nhưng không gây đau đớn cho trẻ.
Một số trường hợp bé vừa mọc răng đã bị sún mặc dù đã được vệ sinh chăm sóc răng miệng thường xuyên. Có những nguyên nhân gây ra răng của bé bị mủn như sau:
Thói quen cho bé bú bình: Nhiều cha mẹ không để ý nhưng việc cho bé bú sữa bình vào ban đêm sữa sẽ gây đọng lại cặn sữa trong miệng và chỉ cần 5 – 10 phút đã có thể chuyển hóa thành axit phá hủy men răng. Quá trình này lặp lại trong thời gian dài vô tình khiến răng của bé bị ố vàng là một trong những nguyên nhân răng sữa của trẻ bị mủn.
Thói quen bú bình là nguyên nhân đầu tiên khiến răng sữa của bé bị mủn
Ăn nhiều kẹo bánh ngọt: Nếu trẻ ăn thường xuyên những loại bánh kẹo ngọt sẽ hấp thụ một lượng đường rất lớn, kích thích vi khuẩn tấn công men răng và là nguyên nhân khiến răng bị mủn, răng sâu.
Trẻ bị thiếu canxi: Canxi là chất rất cần thiết để giúp răng của bé chắc khỏe. Trong quá trình mang thai do người mẹ chưa bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, canxi cần thiết cho thai nhi. Do đó, có rất nhiều trường hợp em bé sinh ra thiếu chất, khiến răng yếu dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn bé vừa mọc răng đã bị sún
Răng trẻ bị mủn do men răng yếu: Men răng sữa của các bé thường rất yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công. Biểu hiện ban đầu của sâu răng là răng bị mòn dần, trên răng xuất hiện lỗ sâu.
Vệ sinh không đúng cách: Đây là nguyên nhân chính khiến răng sữa của bé bị mủn. Việc cha mẹ còn thơ ơ trong việc vệ sinh răng miệng cho trẻ nhất là vào giai đoạn răng sữa, khiến vi khuẩn dễ tấn công phá hủy men răng của bé. Các nhà khoa học cho biết, trẻ cần phải vệ sinh răng miệng ngay từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Sử dụng gạc thấm nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh là cách phòng ngừa mủn răng tốt nhất cho trẻ giai đoạn này.
Nếu răng của bé bị mủn không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ăn nhai của bé quá trình mọc răng vĩnh viễn về sau. Dưới đây là 2 phương pháp chính để khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất.
Tái khoáng phần mô răng bị bệnh: Đây là phương pháp thường dùng khi trẻ mới chớm mòn răng. Các nha sĩ sẽ sử dụng các dung dịch tái khoáng như: fluorine, calcium, phosphate để đặt vào vị trí mô răng bị phá hủy, giúp hạn chế tổn thương lan rộng và men răng bị mủn, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng tấn công
Hàn trám răng thẩm mỹ: Tưởng chừng như đây là phương pháp chỉ dành cho người lớn nhưng nó vẫn có thể áp dụng đối với trẻ nhỏ trong trường hợp răng bị mủn ở mức độ nặng, phần mô răng đã bị ăn mòn đến gần tủy răng. Các vật liệu nhân tạo được trám lên răng để bít chúng lại. Phương pháp này có thể giúp răng được “tái tạo” như răng thật, khôi phục hình dáng răng và khả năng ăn nhai cho trẻ.
Phương pháp hàn trám răng được thực hiện với răng sữa của bé bị mủn
Bạn không phải lo lắng 2 phương pháp này sẽ gây đau đớn cho trẻ bởi khi đến với các trung tâm nha khoa uy tín, công nghệ thực hiện cùng bác sĩ có kinh nghiệm sẽ giúp bé cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng nhất. Trẻ sẽ được gây tê để không bị khó chịu trong suốt quá trình làm và các vật liệu đều đảm bảo an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ.
TRường hợp mủn răng nặng và không còn ăn nhai được nữa thì nhổ răng sữa bị sún là cách điều trị cuối cùng.
Nếu bạn đang muốn tìm cơ sở nha khoa có dịch vụ chăm sóc răng miệng, đặc biệt là chữa răng sữa của bé bị mủn, đừng ngần ngại gọi điện đến số hotline 1900.6900 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí!
Khi cơn đau do sâu răng hoành hành làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn nhưng chưa thể đến nha khoa để khắc phục. Lúc này hãy nhanh chóng sử dụng cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả sau đây để khắc phục nhé. 1/ Tổng hợp các cách chữa sâu ...
Đôi khi trong một số ca chỉnh nha bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu đặt thun tách kẽ trước khi gắn mắc cài. Vậy cụ thể đặt thun tách kẽ có tác dụng gì? Kỹ thuật thực hiện như thế nào? Phải đặt trong bao lâu? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới ...
Hiện nay tại các phòng khám nha khoa đang có 3 phương pháp chính để khắc phục tình trạng răng thưa là trám, niềng và bọc sứ. Vậy răng thưa nên trám, bọc sứ hay niềng là tốt và hiệu quả nhất. Tham khảo kỹ hơn tại bài viết dưới đây 1/ Răng thưa khi ...
Abutment Implant là gì đó là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng giúp chiếc răng giả được hoàn chỉnh hơn. Nhưng ít ai có thể biết abutmen có những dạng khớp nối nào? Chi phí bao nhiêu tiền? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây: 1/ ...
Răng bị thưa là tình trạng bề mặt răng trên các cung hàm mọc xa nhau hoặc bị thiếu răng. Khoảng cách này nằm xa nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt ăn uống và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, nguyên nhân này cần phải được điều trị để cải ...
1/ Nâng khớp cắn là gì? Có tác dụng gì? Nâng khớp cắn là một phương pháp sử dụng khí cụ tháo lắp hoặc cố định gắn lên vòm miệng, lên răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa. Phương pháp này được thực hiện song song với quá trình niềng răng bằng mắc ...