Vôi răng là gì?Lấy vôi răng có đau không?Có tốt không?Lưu ý gì?

Lấy vôi răng giúp loại bỏ được những nguy cơ về răng miệng mà còn mang tính thẩm mỹ cao. Vôi răng hay còn goi cách khác là cao răng được hình thành từ thức ăn thừa xót lại trên khoang miệng và nhờ một số muối. Vậy lấy vôi răng có hại cho răng không? Có đau khi lấy không? Và lưu ý những gì? cùng tinnhakhoa.net tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1/ Vôi răng là gì?

Vôi răng là những mảng bám thức ăn còn thừa đã được vôi hóa bởi các muối canxi carbonat và phosphate, thường xuất hiện tại viền nướu. Vôi răng đem lại những mối nguy cơ như viêm nướu, viêm lợi, chảy máu chân răng, hơn nữa vôi răng cũng rất bắt màu. Nếu thường xuyên uống café và hút thuốc sẽ tạo điều kiện lí tưởng cho vôi răng hình thành.

vôi răng là gì

2/ Tác hại của vôi răng gây ra cho răng miệng?

  • Hơi thở có mùi, mảng bám được tích tụ quá lâu làm ảnh hưởng đến men răng có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến sâu răng
  • Tạo môi trường lí tưởng để vi khuẩn tích tụ đặc biệt streptococus mutans, Lactobacilli….
  • Gây lên các bệnh trong khoang miệng: viêm họng, viêm amidan, lở miệng….
  • Chảy máu chuân răng
  • Ê buốt và tụt nướu làm lộ chân răng
  • Tác nhân chính gây ra các bệnh lí về răng: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng…

Do đó cần lấy cao răng theo định kỳ 3-6 tháng là điều vô cùng tốt để đảm bao sức khỏe răng miệng.

Tác hại của vôi răng gây ra cho răng miệng?

3/ Lấy vôi răng có tốt không?

Đây là phương pháp giải quyết và làm sạch các mảng bám ố vàng trên bề mặt răng và nướu rất tốt cho răng miệng. Nhưng không được quá lạm dụng lấy cao răng để làm răng sạch, bởi vì nếu lạm dụng sẽ rất dễ làm ảnh hưởng hay tổn thương cho răng.

Do đó việc lấy cao răng theo định kỳ chỉ định của bác sĩ là 3-6 tháng. Hơn nữa việc lấy vôi răng còn phải phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người cũng như cơ địa.

Lấy vôi răng có tốt không?

Qua thăm khám bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ hình thành lên vôi răng là nhiều hay ít lúc đó sẽ có thời gian khoảng bao lấy một lần cụ thể như:

  • Người có men răng, sức khỏe tốt.
  • Hình thành vôi răng ít thì khoảng 6-7 tháng lấy một lần
  • Còn những người có men răng kém, dễ tích tụ những mảng bám do thức ăn thừa để lại. Có thói quen sử dụng các thực phẩm dễ làm tổn thương đến men răng như: café, trà, hút thuốc lá thì khoảng 3-4 tháng/ lần

4/ Lấy vôi răng có đau không?

Dưới đây là một vài yếu tố quyết định lấy vôi răng có đau hay không

4.1/ Tình trạng sức khỏe

Nếu trong trường hợp bạn đang gặp những bệnh lí như: viêm nha chu, viêm nướu…khi tiến hành lấy cao răng rất dễ xảy ra tình trạng ê buốt.

Có thể nhìn thấy cao răng xuất hiện trên thân răng bằng mắt thường, quy trình thực hiên lấy cao răng khoảng 20-30p, không làm chảy máu chân răng cũng không gây ê buốt.

Đối với trường hợp nặng hơn gây viêm nướu răng. Nhưng sau khi được lấy cao răng tình trạng này cũng được cải thiện rồi cũng biến mất sau vài ngày. Cũng như quá trình lấy cao răng cũng không ảnh hưởng đến chức năng nhai.

4.2/ Kỹ thuật lấy vôi răng

Nếu như trước đây kỹ thuật này được sử dụng cách thủ công nên quá trình này có thể diễn ra lâu hơn. Nhưng với những công cụ hỗ trợ hiện đại. Ngày nay việc lấy cao răng được thực hiện nhanh chóng hơn, an toàn.

Loại bỏ toàn bộ mảng bám trên răng cũng như không làm ảnh hưởng đến răng và nướu.

Hơn nữa kỹ thuật siêu tân này còn được kiểm chứng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

kỹ thuật lấy cao răng tiên tiến

4.3/ Tay nghề bác sĩ

Với các công cụ hỗ trợ hiện đại cùng với bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Lấy vôi răng nhẹ nhàng, không tác động và ảnh hưởng đến các bộ xung quanh khác. Sẽ không có cảm ê buốt hay đau nhức

Hơn nữa kỹ thuật lấy vôi răng là một kỹ thuật đơn giản nhưng cần sự tỉ mỉ nhẹ nhàng của người thực hiện. Ngoài ra việc lấy vôi răng cũng không làm ảnh hưởng các mô mềm, không làm tổn thương đến men răng và không gây đau nhức.

5/ Dưới đây là một số lưu ý khi lấy vôi răng

Sau kỹ thuật lấy cao răng lớp mô nướu và men răng vẫn chưa tốt và rất dễ nhạy cảm. Do đó nếu không được chăm sóc tốt khả năng xâm nhập của vi khuẩn và sự trở lại mảng bám là rất cao.

Cho nên bạn cần lưu ý những điều khi chăm sóc răng miệng sau lấy vôi răng:

  • Không nên sử dụng các thực phẩm nóng và lạnh vì lúc này men răng chưa được ổn định. Nếu cố tình sử dụng rất dẫn đến tình trạng ê buốt khi ăn uống
  • Không nên sử dụng café, thuốc lá…sau khi lấy cao răng
  • Chế độ ăn uống hợp lí để cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất rất tốt cho răng. Không nên chọn những thức ăn có khả năng hình thành cao răng cao.
  • Đánh răng thường xuyên 2-3 lần/ lần. Chọn bàn chải đánh răng có cấu tạo mềm, đánh nhẹ nhàng. Tránh làm tổn thương đến men răng
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn cũng súc miệng vào nước muối hàng ngày
  • Lấy cao răng theo định kỳ chỉ định của bác sĩ

Trên đây là những thông tin hữu ích về lấy vôi răng, nếu bạn vẫn còn băn khoăn về kỹ thuật này có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6900 để được giải đáp hoàn toàn miễn phí!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
5 Cách chữa sâu răng tại nhà Đơn giản, Hiệu Quả và Nhanh Nhất

5 Cách chữa sâu răng tại nhà Đơn giản, Hiệu Quả và Nhanh Nhất

Khi cơn đau do sâu răng hoành hành làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn nhưng chưa thể đến nha khoa để khắc phục. Lúc này hãy nhanh chóng sử dụng cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả sau đây để khắc phục nhé. 1/ Tổng hợp các cách chữa sâu ...

Đặt thun tách kẽ răng có tác dụng gì? Có đau không? Gắn trong bao lâu?

Đặt thun tách kẽ răng có tác dụng gì? Có đau không? Gắn trong bao lâu?

Đôi khi trong một số ca chỉnh nha bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu đặt thun tách kẽ trước khi gắn mắc cài. Vậy cụ thể đặt thun tách kẽ có tác dụng gì? Kỹ thuật thực hiện như thế nào? Phải đặt trong bao lâu? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới ...

Răng thưa nên trám, niềng hay bọc sứ là Tốt Nhất?

Răng thưa nên trám, niềng hay bọc sứ là Tốt Nhất?

Hiện nay tại các phòng khám nha khoa đang có 3 phương pháp chính để khắc phục tình trạng răng thưa là trám, niềng và bọc sứ. Vậy răng thưa nên trám, bọc sứ hay niềng là tốt và hiệu quả nhất. Tham khảo kỹ hơn tại bài viết dưới đây 1/ Răng thưa khi ...

Abutment Implant là gì?Có những loại nào?Chi phí bao nhiêu?

Abutment Implant là gì?Có những loại nào?Chi phí bao nhiêu?

Abutment Implant là gì đó là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng giúp chiếc răng giả được hoàn chỉnh hơn. Nhưng ít ai có thể biết abutmen có những dạng khớp nối nào? Chi phí bao nhiêu tiền? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây: 1/ ...

Răng bị thưa nguyên nhân từ đâu? Cách khắc phục thế nào?

Răng bị thưa nguyên nhân từ đâu? Cách khắc phục thế nào?

Răng bị thưa là tình trạng bề mặt răng trên các cung hàm mọc xa nhau hoặc bị thiếu răng. Khoảng cách này nằm xa nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt ăn uống và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, nguyên nhân này cần phải được điều trị để cải ...

Nâng khớp cắn trong chỉnh nha là gì? Mất bao lâu? Làm thế nào?

Nâng khớp cắn trong chỉnh nha là gì? Mất bao lâu? Làm thế nào?

  1/ Nâng khớp cắn là gì? Có tác dụng gì? Nâng khớp cắn là một phương pháp sử dụng khí cụ tháo lắp hoặc cố định gắn lên vòm miệng, lên răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa. Phương pháp này được thực hiện song song với quá trình niềng răng bằng mắc ...